Người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động khi nào? Thủ tục xác nhận NLĐ nước ngoài không thuộc diện cấp GPLĐ gồm những thủ tục gì? Chi tiết nội dung xin mời bạn đọc cùng Luật Hồng Thái tìm hiểu!
I. Căn cứ pháp lý
- Luật lao động 2019
- Nghị định
152/2020/NĐ-CP, sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 70/2023/NĐ-CP quy định về người lao động nước ngoài làm việc
tại Việt Nam và tuyển dụng, quản lý người lao động Việt Nam làm việc cho tổ chức,
cá nhân nước ngoài tại Việt Nam.
II. Nội dung
1. Điều kiện NLĐ nước ngoài được làm việc tại Việt Nam
Căn cứ Điều 151 Luật lao động 2019 quy định về điều kiện
cho NLĐ nước ngoài làm việc tại Việt Nam, cụ thể:
- NLĐ đủ 18 tuổi
trở lên và có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
- Có trình độ,
chuyên môn, kỹ thuật, tay nghề, kinh nghiệm làm việc, có đủ sức khoẻ theo quy
đinh của Bộ trưởng Bộ y tế;
- Không phải là
người đang trong thời gian chấp hành hình phạt hoặc chưa được xoá án tích hoặc
đang trong thời gian bị truy cứu TNHS theo quy định của pháp luật nước ngoài hoặc
pháp luật Việt Nam.
Như vậy, khi NLĐ
nước ngoài muốn làm việc tại Việt Nam phải đáp ứng được đầy đủ các điều kiện
theo quy định của Luật này và những Luật khác có liên quan.
2. NLĐ nước ngoài làm việc tại Việt Nam không thuộc diện cấp GPLĐ
Căn cứ Điều 154 Luật lao động 2019 quy định về các trường
hợp người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam nhưng không thuộc diện cấp
GPLĐ, cụ thể:
- NLĐ nước ngoài
là chủ sở hữu hoặc thành viên góp vốn của công ty TNHH có giá trị vốn góp theo
quy định của Chính phủ
- Là Chủ tịch hội
đồng quản trị hoặc thành viên Hội đồng quản trị của công ty CP có giá trị góp vốn
theo quy định của Chính phủ
- Là Trưởng văn
phòng đại diện, dự án hoặc chịu trách nhiệm chính về hoạt động của tổ chức quốc
tế, tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam
- Vào Việt Nam với
thời hạn dưới 03 tháng để thực hiện chào bán dịch vụ
- Vào Việt Nam với
thời hạn dưới 03 tháng để xử lý sự cố, tình huống kỹ thuật, công nghệ phức tạp
nảy sinh làm ảnh hưởng hoặc có nguy cơ ảnh hưởng tới sản xuất, kinh doanh mà
các chuyên gia Việt Nam và chuyên gia nước ngoài hiện đang ở Việt Nam không xử
lý được.
- Là luật sư ước
ngoài đã được cấp Giấy phép hành nghề luật sư tại Việt Nam theo quy định của Luật
luật sư
- Trường hợp theo
quy định của điều ước quốc tế mfa Việt Nam là thành viên
- Người nước
ngoài kết hôn với người Việt Nam và sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam.
Như vậy, nếu người
nước ngoài vào Việt Nam làm việc thuộc 01 trong các trường hợp như đã nêu trên
sẽ được Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội có thẩm quyền xác nhận LĐ không thuộc
diện được cấp GPLĐ theo quy đinh pháp luật.
3. Thủ tục xác nhận NLĐ nước ngoài không thuộc diện cấp GPLĐ theo quy định
hiện hành
Căn cứ khoản 3, Điều 8 Nghị định 152/2020/NĐ-CP quy định
về thành phần hồ sơ, cụ thể:
* Hồ sơ bao gồm các giấy tờ sau:
- Văn bản đề nghị
xác nhận người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp GPLĐ;
- Giấy chứng nhận
sức khoẻ hoặc giấy khám sức khoẻ (có giá trị trong thời hạn 12 tháng, kể từ ngày ký kết luận sức
khoẻ đến ngày nộp hồ sơ)
- Văn bản chấp
thuận nhu cầu sử dụng NLĐ nước ngoài;
- Bản sao có chứng
thực hộ chiếu/ bản sao hộ chiếu có xác nhận của NSDLĐ;
- Các giấy tờ chứng
minh NLĐ nước ngoài không thuộc diện cấp GPLĐ.
Lưu
ý: Giấy chứng nhận sức khoẻ; văn bản chấp thuận nhu cầu sử dụng NLĐ
nước ngoài và các giấy tờ chứng minh NLĐ nước ngoài không thuộc diện cấp GPLĐ
phải là 01 bản gốc hoặc bản sao có chứng thực, nếu của người nước ngoài thì phải
hợp pháp hoá lãnh sự, dịch ra tiếng Việt và có công chứng/chứng thực trừ trường
hợp được miễn hợp pháp hoá lãnh sự.
* Trình tự thực hiện:
- Chuẩn bị hồ sơ:
Người nộp chuẩn bị
01 bộ hồ sơ theo quy đinh của pháp luật
- Nộp hồ sơ:
+ Nộp trực tiếp tại
bộ phận 1 cửa của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội
+ Nộp trực tuyến
tại hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính của Sở Lao động – Thương
binh và Xã hội
- Thời hạn giải quyết:
05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ
đề nghị. Trường hợp không xác nhận thì có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
Mẫu đề nghị: Mẫu số 09/PLI ban hành kèm theo Nghị định số 152/2020/NĐ-CP.
QA.
Hy vọng rằng qua
bài viết bên trên, quý khách hàng đã có cái nhìn toàn diện và giải quyết được
những vướng mắc của bạn. Công ty Luật Hồng Thái cung cấp dịch vụ pháp lý để
cùng đồng hành với những vấn đề pháp lý của Quý khách hàng. Nếu còn bất cứ thắc
mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ với các Luật sư chuyên gia của
Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng Nghiệp qua Tổng đài tư vấn pháp luật 0962.893.900 hoặc
Email: phonggiayphep.hilap@gmail.com.
Trụ sở chính:
LK9-38 Tổng cục 5, Tân Triều, Hà Nội (cuối đường Chiến Thắng)
Địa chỉ chi
nhánh: VP6 - Linh Đàm - Hoàng Mai - Hà Nội
Bạn cũng có thể
tham khảo thêm thông tin các dịch vụ tư vấn của chúng tôi:
- Dịch vụ Luật
sư lĩnh vực dân sự - 0982.033.335
- Dịch vụ Luật
sư lĩnh vực Hình sự - 0982.033.335
- Dịch vụ pháp
lý lĩnh vực Đất đai - 0982.033.335
- Dịch vụ tư vấn
nhân sự và quản lý lao động - 0988.587.987
- Dịch vụ pháp
lý lĩnh vực Doanh Nghiệp – 0962.893.900
- Dịch vụ Luật
sư lĩnh vực Hôn nhân và gia đình - 0982.033.335
Trân trọng cảm
ơn!